- Phá vỡ điểm nghẽn
Sau triển khai đề án và bước vào thực hiện cơ sở lúng túng về mô hình tổ chức, phương thức hoạt động, về hình thức hỗ trợ, về cách huy động nguồn vốn..... của Quỹ Hỗ trợ nông dân; vai trò tham mưu của BCH Hội cho Cấp ủy, Chính quyền tại cơ sở còn nhiều vấn đề vướn mắc liên quan cơ chế, chính sách, nội bộ cán bộ, đảng viên “nhận thức chưa thông”, nhiều nơi nông dân không tin. Xây dựng quỹ Hỗ trợ nông dân vẫn là một bài toán khó trong khi nhiều dự án vốn Quỹ hỗ trợ do Trung ương đầu tư đến hạn khó thu hồi.
Chăng trở băng khoăn, Cà Mau đi tìm lời giải, đó là phần lớn cơ sở Hội mới chỉ dừng lại tại công đoạn tuyên truyền, còn công đoạn tổ chức thực hiện thì cán bộ, hội viên, nông dân chưa thông, Chi, tổ Hội chưa hiểu, chưa biết về phương pháp quản lý, quy trình tổ chức hỗ trợ, nhập nhằn giữa nguồn vốn ưu đãi hộ nghèo, vốn tạo việc làm (thuộc Ngân hàng Chính sách quản lý); cơ sở Hội thiếu điểm tựa để tạo sự đồng tình ủng hộ trong cán bộ, hội viên, nông dân - về Quỹ Hỗ trợ nông dân điểm nghẽn chính là nhận thức và phương thức hoạt động nguồn vốn của Hội
Để nhất quán chủ trương từ Cấp ủy, Chính quyền, Mặt trận, các Đoàn thể, các Ngành, trong các năm 2009 – 2012, Cà Mau tiếp tục tham mưu cho Tỉnh ủy triển khai quán triệt Kết luận số 61-KL của Ban Bí thư, Quyết định 673/QĐ-TTg và Đề án số 01-ĐA của Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam.
“Hướng về nông dân” xây dựng tổ, nhóm nông dân cùng sở thích sản xuất mô hình cây, con có hiệu quả, hỗ trợ vốn cải tạo vườn tạp, đất liếp, đất bờ bỏ hoan trồng cây ăn trái, chăn nuôi, tạo thêm sản phẩm nông sản hàng hóa; đó là nhận thức, cách làm ban đầu tại xã Khánh Hưng trong việc tuyên truyền xây dựng Quỹ Hỗ trợ nông dân, được Cấp ủy xã, chi bộ ấp đồng tình, với cách vận động “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau” kết học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên, giáo viên, hội viên, đoàn viên trong xã ủng hộ Quỹ Hỗ trợ nông dân trên 179 triệu đồng, kết hợp với vốn của tỉnh, 3 dự án được triển khai, hỗ trợ 120.000 giống thanh long, giống dừa, 60 con heo giống, cải tạo 10 ao nuôi cá bổi (3.000m2) thực hiện mô hình tại ấp Nhà máy A, ấp Công Nghiệp A, ấp Nhà Máy B, sau 24 tháng được nhân rộng trong toàn xã
Anh Lê Văn Nhì, Chủ tịch Hội Nông dân xã Khánh Hưng (huyện Trần Văn Thời) cho biết hiện nay các buổi họp chi hội, tổ hội không còn thiếu vắng như ngày xưa, cán bộ hội viên nông dân tích cực về dự, tích cực bàn các mô hình, dự án cây, con có hiệu quả, cùng nhau nhân rộng, đây cũng chính là thành công của tổ chức Hội giúp nông dân thực hiện tiêu chí thu nhập, đổi mới mô hình tuyên truyền, tập hợp, hướng dẫn, vận động nông dân, đánh trúng cái tâm nông dân mê hội vào hội, cán bộ gần dân, được dân tin, vốn Quỹ hỗ trợ nông dân của xã tăng trưởng hàng năm, đến nay toàn xã có 345 triệu đồng,Hội đã triển khai thêm 5 dự án nuôi gà an toàn sinh học, nuôi dê, nuôi heo cho 100 hộ hội viên
- Đổi mới vì dân
Xây dựng dự án Quỹ hỗ trợ nông dân, hỗ trợ vốn nhân rộng mô hình cây, con, sản phẩm có hiệu quả, Hội đã tiếp sức cho nhiều cơ sở vận động nông dân thực hiện quy hoạch sản xuất, tổ chức lại sản xuất, bảo vệ môi trường, tạo việc làm, tạo tăng nguồn thu, giúp dân chỉnh trang nhà cửa, khu dân cư theo hướng “xanh-sach đẹp-văn minh”, cơ sở Hội “bám dân để đổi mới”, giúp dân thi đua để dân hưởng thụ thành quả xây dựng của mình
Nhiều loại hình, mô hình được xây dựng như: Câu lạc bộ khuyến nông - khuyến ngư, câu lạc bộ IPM, câu lạc bộ sản xuất lúa giống, câu lạc bộ nông dân sản xuất giỏi, câu lạc bộ nuôi cá chình, cá bống tượng, câu lạc bộ nuôi tôm, nuôi cua, nuôi sò, nuôi cá phù hợp với trình độ, khả năng của nông dân; nhiều địa bàn, nhiều dự án trở thành địa chỉ xây dựng mô hình trình diễn quy trình sản xuất giống cây, con mới, hoạt động dịch vụ, tư vấn được tăng cường giúp nông dân làm kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác, dạy nghề, truyền nghề, nâng cao trình độ nghề, đưa các tiêu chí nông thôn mới đến từng ngõ, gõ từng nhà, phát huy tính tự chủ từng hộ gia đình tại cộng đồng, cụm dân cư trong thực hiện.
Đến cuối năm 2018, nguồn vốn Quỹ HTND các cấp trong tỉnh đạt được 27 tỷ 550 triệu đồng. Trung ương 6 tỷ đồng. Ngân sách của tỉnh, huyện cấp bổ sung 11 tỷ 950 triệu đồng. Hội viên, nông dân đóng góp 8 tỷ 600 triệu đồng, nổi bật Huyện Trần Văn Thời, Thành phố Cà Mau, U Minh, Phú Tân, Ngọc Hiển…đều đạt trên 90% chỉ tiêu giao giao hàng năm
|
Tăng hộ khá, giàu từ vốn Quỹ
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Trần Văn Thời, Trần Thanh Hải cho biết “vừa huy động, vừa xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý theo quy định, vừa hỗ trợ hội viên, nông dân phát triển sản xuất. Tuy còn gặp nhiều khó khăn, nhưng hàng năm huyện vận động được từ 750 đến 850 triệu đồng, đến nay tổng tiền Quỹ vận động do Hội quản lý được 3 tỷ 556 triệu đồng, thực hiện 56 mô hình, dự án, giải quyết việc làm tại chổ cho 1.100 lao động; thành lập 54 tổ hợp tác và 2 HTX, tập trung sản xuất cây, con, các sản phẩm đặc thù, đặc sản có hiệu quả của địa phương theo Đề án tái cơ cấu ngành hàng nông nghiệp của huyện; nhiều dự án thu nhập tăng thêm từ 10 đến 30 triệu đồng/hộ, tăng được hộ khá giàu, giảm được hộ nghèo”
Từ 2014-2018, Hội triển khai 140 dự án nhân rộng mô hình cây con có hiệu quả, hỗ trợ vốn cho 2.072 hộ; 90% dự án đạt được hiệu quả về kinh tế, được nhân rộng quy mô sản xuất, giải quyết được nhiều lao động cho gia đình nông dân, như: dự án “Nuôi cua thương phẩm” ở xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi; Dự án “trồng bồn bồn” ở xã Tân Hưng Đông huyện Cái Nước; dự án “Nuôi heo” ở xã An Xuyên, Thành phố Cà Mau; Dự án "Trồng Rau an toàn" xã Khánh Bình Đông huyện Trần Văn Thời; dự án "nuôi gà nòi lai" ở xã Tân Lộc, huyện Thới Bình; nuôi cá chình, cá bống tượng ở thành phố Cà Mau; trồng chuối xiêm trên vùng đất phèn ở xã Trần Hợi ( huyện Trần Văn Thời); nuôi cá thâm canh nước ngọt, kết hợp trồng cây ăn trái ở huyện U Minh; nuôi dê ở xã Tân Lộc Đông (huyện Thới Bình); làm chả cá phi ( huyện Phú Tân), ương gièo cua giống ở xã Hàm Rồng, làm bán phồng tôm ở xã Hàm Vịnh (huyện Năm Căn)...
Cà Mau Quỹ Hỗ trợ nông dân 2 cấp (Tỉnh, huyện) từng bước hoàn chỉnh về mô hình tổ chức, 9 huyện, thành phố có Ban điều hành cấp huyện, 100 Tổ vận động ở xã, phường, thị trấn. Hàng năm BCH tỉnh Hội ban hành nghị quyết vận động hội viên góp 5.000đ/tháng, 936 chi hội ký giao ước thi đua tăng trưởng nguồn vốn, ngân sách 9/9 huyện, thành phố cấp vốn từ 100 đến 200 triệu đồng, bổ sung nguồn Quỹ hỗ trợ nông dân hàng năm |
(hv ấp rạch chèo (PT) nhận vốn hỗ trợ nuôi cua)
- Tạo thêm lực mới
Cơ sở Hội tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, vận động nông dân xây dựng nông thôn mới, đẩy mạnh công tác giáo dục, vận động, hướng dẫn nông dân đăng ký thực hiện các phần việc, nội dung cụ thể của từng tiêu chí xây dựng NTM, tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân học tập, đăng ký làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với đổi mới, nâng cao hoạt động, hiệu quả đồng vốn QHTND đã tạo thêm nguồn lực huy động sự đồng tâm, đồng lòng của người dân quyết xóa được cái nghèo ở nông thôn
Dự án, mô hình hiệu quả trở thành điểm tựa giúp hộ nông dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, nổi bật là sản xuất tổ chức lại theo quy hoạch, theo mô hình hợp tác, liên kết nguồn lực, liên kết lao động, việc làm, tăng thêm nguồn thu, xóa hộ nghèo, tổ chức Hội Nông dân ở cơ sở hoạt động có hiệu quả, tập hợp được nông dân vào Đoàn thể của mình, chủ động, tích cựu tham gia giữ vững an ninh trật tự xã hội tại cộng đồng để sản xuất, để nâng cao chất lượng cuộc sống. Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, chính vì vậy việc hỗ trợ, giúp đỡ hội viên nông dân nâng cao quy mô sản xuất và sản xuất hàng hóa, phát triển ngành nghề, thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp, xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế xóa nghèo, làm giàu là nhiệm vụ của vốn Hội trong thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành hàng nông nghiệp địa phương
Dự án Quỹ hỗ trợ nông dân, đi về vùng mặn đã hỗ trợ mở rộng quy mô các mô hình sản xuất, tạo ra nguồn sản phẩm nông sản trên cùng một diện tích như nuôi tôm cua kết hợp với nuôi vọp, ốc len dưới tán rừng, trên bờ bao trồng màu và cây ăn trái, chăn nuôi gia súc, gia cầm; tập hợp nông dân vào tổ hợp tác, hợp tác xã dịch vụ cùng phát triển ngành hàng con tôm, con cua, con cá, không chỉ cung nông sản cho tiêu dùng, mà còn đảm bảo nâng cao ngành hàng xuất khẩu của địa phương, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nuôi thủy sản theo hướng “xanh - sạch - đẹp – hiệu quả” góp phần thực hiện nhiều tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới ở tại địa bàn
Các vùng ven đô thị, dự án đã hướng nông dân trồng lúa hữu cơ, trồng rau, màu theo quy trình VietGAP, chăn nuôi heo có hầm biogas, làm hố chứa rác thải, ủ phân hữu cơ, hướng nông dân biết xử lý chất thải, nước thải theo quy định, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Các vùng dự án dừng chân với sự liên kết vốn- mô hình - tổ chức lại sản xuất, đã hình thành những nông hộ trang trại xanh, sạch, đẹp, sản phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có giá trị, cung cho người tiêu dùng nội ô, đã tạo điểm nhấn và có sức lan tỏa trong phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi xây dựng Đô thị văn minh
Từ khâu đột phá xây dựng, nâng cao hoạt động Quỹ Hỗ trợ nông dân đã góp sức đổi mới nội dung, phương thức tập hợp hội viên, nông dân, đoàn kết nông dân xây dựng đoàn thể Hội Nông dân vững mạnh, đến nay toàn tỉnh có 120.944 hội viên, tỷ lệ sinh hoạt, hoạt động Hội đạt trên 82%; 77.897 hộ đạt tiêu chuẩn sản xuất kinh doanh giỏi các cấp, 114.000 hộ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, 133.532 hộ gia đình văn hóa. Đó chính là trái ngọt từ đổi mới tư duy giúp dân thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, xây dựng người nông dân mới. Hiệu quả đó tạo ra thế và lực góp sức nâng tầm nông dân Cà Mau trong giai đoạn cách mạng mới./.
Thái Quỳnh – Cà Mau