Quyết tâm phấn đấu

          Nói đi đôi với làm Hội Nông dân đã tuyên truyền vận động mở các lớp tập huấn nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường và kỹ năng tuyên truyền pháp luật về tài nguyên và môi trường cho đội ngũ cán bộ Hội cơ sở góp phần làm cho cán bộ, hội viên nông dân hiểu sâu sắc các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, những tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sản xuất và cuộc sống của mọi người; Phát huy vai trò của tổ chức Hội trong việc vận động hội viên, nông dân thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Hội, từ đó vận động hội viên, nông dân xây dựng cầu tiêu hợp vệ sinh, mỗi hộ gia đình phải có hố chứa rác không vức bừa bãi ra môi trường; Vận động cán bộ, hội viên thực hiện gương mẫu trong tuyên truyền đến các hộ nông dân về lĩnh bảo vệ môi trường; chủ động các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học… giúp hội viên, nông dân, thay đổi các hành vi lạc hậu ảnh hưởng xấu đến môi trường, góp phần xây dựng nông thôn mới, bảo vệ, phát triển môi trường bền vững. Phát động mỗi hộ gia đình thực hiện phong trào “Sạch từ nhà ra ngõ, sạch từ ngõ vào nhà” để thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong giai đoạn hiện nay.

        Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền Hội đã triển khai Kế hoạch phối hợp đến các cấp Hội trong tỉnh, chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ tài nguyên và môi trường, biến đổi khí hậu… cho cán bộ, hội viên nông dân qua các hoạt động như: Tập huấn, xây dựng mô hình Dân vận khéo về bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp; thực hiện nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; mô hình thu gom, phân loại xử lý rác thải trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, nâng cao ý thức trách nhiệm đối với các cơ sở Hội và cán bộ, hội viên, nông dân trong việc khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao việc phổ biến kiến thức các giống cây trồng, vật nuôi thích hợp với biến đổi khí hậu và phương pháp canh tác của từng địa bàn trong tỉnh, tổ chức các hoạt động cao điểm bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu như: Xây nhà vệ sinh, nhà tắm hợp vệ sinh; vận động nông dân phát triển sản xuất thân thiện với môi trường, hướng tới phát triển nền nông nghiệp xanh, hưởng ứng Ngày đất ngập nước Thế giới, Ngày nước Thế giới, Ngày khí tượng Thế giới, Tuần lễ Quốc gia NS&VSMT, Ngày đa dạng sinh học, Ngày môi trường Thế giới, Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn.

 

(Ảnh: cán bộ hội đến thăm và vận động gia đình hội viên trồng hàng rào cây xanh và bảo vệ môi trường)     

Kết quả đạt được

Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức míttinh Ngày Môi trường thế giới 5/6 tại xã Hòa Tân có hơn 500 đại biểu tham dự, buổi lễ đã trồng được 300 cây xanh trên các tuyến lộ, mở 02 lớp tập huấn về môi trường biển tại thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời và xã Khánh Hội, huyện U Minh có hơn 200 đại biểu tham dự.

Ngoài ra, tuyên truyền được 603 cuộc, có 17.910 lượt người tham dự; trong đó triển khai trong Ban Chấp hành được 9 cuộc, có 255 lượt người tham dự; triển khai trong chi, tổ Hội được 594 cuộc, có 17.655 lượt người tham dự; treo  66 băng rôn và phối hợp với Đài truyền thanh phát nhiều tin bài. Qua đó, nhận thức của hội viên, nông dân được nâng lên, hội viên, nông dân tham gia các hoạt động trong việc phân loại, thu, gom, vận chuyển, xử lý tái chế các sản phẩm đã qua sử dụng từ nhựa, bao bì, túi nilon theo qui định nhất là xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước và xã Khánh Lộc, huyện Trần Văn Thời, các hội viên, nông dân nơi đây phân loại rác vô cơ và hữu cơ, hạn chế sử dụng túi nilon khi đi chợ.

Thời gian tới, Hội Nông dân các cấp trong tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ, hội viên, nông dân tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh, cảnh quan, văn minh đô thị; sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế sử dụng hóa chất trong canh tác nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản; thu gom và xử lý hợp vệ sinh đối với các loại bao bì chứa đựng hóa chất sau khi sử dụng; Xây dựng mô hình nông dân thu gom, phân loại xử lý chất thải, rác thải trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt và huy động mọi nguồn lực trong việc bảo vệ môi trường nông thôn; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về môi trường cho cán bộ, hội viên, nông dân phát động phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong việc khai thác hợp lý, sử dụng tài nguyên, năng lượng, bảo vệ nguồn nước, chống thoái hóa đất, trồng và bảo vệ rừng./.

                                                                                                                   Nguyễn Thúy Kiều