Hội nghị do, đồng chí Trần Hoàng Nhỏ, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, chủ trì hội nghị và có 90 đại biểu tham dự, là Các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nông dân các tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Nông dân các huyện, thành phố.

          Hội nghị đại biểu được tiếp thu 03 Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VII), gồm: Nghị quyết số 04 về đẩy mạnh xây dựng Chi hội Nông dân nghề nghiệp, Tổ hội Nông dân nghề nghiệp; Nghị quyết số 05 về tăng cường công tác phát triển, quản lý và nâng cao chất lượng hội viên Hội Nông dân Việt Nam; Nghị quyết số 06 về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới và đóng góp dự thảo Chương trình hành động của Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh thực hiện 03 Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VII) về xây dựng Hội Nông dân Việt Nam trong sạch vững mạnh.

Đồng thời, đại biểu nắm tình hình kết quả 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện giai đoạn 2020 – 2025; cùng một số tham luận về một số hoạt động tiêu biểu của Hội Nông dân các huyện, thành phố trong công tác thực hiện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020.

          Tại Hội nghị, đồng chí Trần Hoàng Nhỏ, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo:

- 03 nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (khóa VII) là một nhiệm vụ chiến lược, then chốt để xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam trong sạch, vững mạnh, thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò chủ thể trong phát triển nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh, hiện đại. Vì vậy, thời gian tới các cấp Hội cần tập trung:

+ Nghiêm túc, quán triệt, triển khai 03 Nghị quyết để cán bộ, hội viên nông dân nhận thức rõ về tầm quan trọng, quan điểm, mục tiêu chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam.

+ Nâng cao nhận thức của các cấp Hội, cán bộ, hội viên nông dân về mục đích, ý nghĩa, vai trò, lợi ích và trách nhiệm trong việc xây dựng chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp; khắc phục những hạn chế yếu kém trong hoạt động của Hội, phát triển hội viên, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và giá trị nông sản, khả năng tổ chức sự liên kết trong sản xuất, kinh doanh, quảng bá, phát triển thương hiệu nông sản; Xây dựng chi Hội Nông dân nghề nghiệp, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp để tạo lập nhanh các yếu tố tiền đề thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã.

+ Xây dựng lực lượng hội viên nông dân có năng lực quản lý và kỹ năng sản xuất chuyên nghiệp; phát huy dân chủ, sức sáng tạo của hội viên; nâng cao trình độ sản xuất, kinh doanh của hội viên, nông dân theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đa dạng các hình thức tập hợp, thu hút, kết nạp hội viên; mở rộng đối tượng kết nạp là Giám đốc Hợp tác xã/Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hợp tác xã, các doanh nhân nông nghiệp, nhà khoa học, học sinh, sinh viên, trí thức trẻ là con em nông dân. Thực hiện chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định về công tác quản lý hội viên nhằm nâng cao chất lượng hội viên và chất lượng hoạt động của cơ sở Hội.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân Việt Nam các cấp, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ tỉnh đến cấp xã có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, uy tín, trình độ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; có cơ cấu hợp lý về giới tính, dân tộc, ngành nghề, vùng miền; bảo đảm sự kế thừa liên tục và vững vàng giữa các thế hệ, đủ sức tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Hội Nông dân các cấp trong tỉnh.

+ Xây dựng nhiệm vụ, giải pháp và các chỉ tiêu thực hiện nghị quyết phù hợp với tình hình địa phương.

- Giữ vững và tiếp tục phát huy tốt vai trò trung tâm nòng cốt của Hội Nông dân và vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới, góp phần cùng cả hệ thống chính trị thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020 – 2025, trong đó tập trung:

+ Tiếp tục đẩy mạnh, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động về xây dựng nông thôn mới.

+ Tập trung thực hiện tốt 03 Nghị quyết số 04, 05, 06 của Ban Chấp hành Trung ương Hội về xây dựng Hội Nông dân nhằm nâng cao phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, tạo sức lan tỏa lớn, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.

+ Đẩy mạnh tổ chức các hoạt động hỗ trợ, đào tạo nghề cho nông dân; xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế có hiệu quả và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nông dân.

+ Vận động cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia các hoạt động xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường, cải tạo cảnh quan nông thôn; tham gia các hoạt động góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, như: Xây dựng mô hình về an ninh trật tự, tổ an ninh, tổ dân phòng, tổ hòa giải, mô hình tự quản an ninh trật tự, câu lạc bộ nông dân pháp luật; đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo và xây dựng thế trận lòng dân, nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh vững chắc trên từng địa bàn, từng khu vực...

+ Tích cực, chủ động đề xuất chính sách, tham gia giám sát và phản biện việc thực hiện các chính sách xây dựng nông thôn mới.

Qua buổi làm việc nghiêm túc, giúp cán bộ hiểu rõ hơn về nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng của các cấp hội và ý thức trách nhiệm của cán bộ hội trong công tác xây dựng nông thôn mới và trong xây dựng tổ chức hội trong sạch, vững mạnh thời gian tới./.

                                                                                                                                    Phan Thị Monl